Xin chào tất cả các bạn, mình là Quân, như tiêu đề thì bài hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách để nâng cấp (upgrade) hoặc hạ cấp (downgrade) các phiên bản NodeJS dễ dàng trên mọi hệ điều hành phổ biến nhé.
“Bài này nằm trong loạt bài Lập Trình NodeJS từ cơ bản đến nâng cao trên trang blog chính thức trungquandev.com“
Những nội dung có trong bài:
- Giải thích & triển khai bài viết nhanh chóng – dễ hiểu
Giải thích & triển khai bài viết nhanh chóng – dễ hiểu
Đầu tiên mình muốn giải thích rõ một chút là tại sao chúng ta lại nên cần biết cả 2 hành động upgrade và downgrade phiên bản NodeJS, chẳng phải chỉ cần cập nhật phiên bản mới nhất thôi là được có phải không, ai lại đi quay lại phiên bản cũ làm gì?
Câu trả lời sẽ thông qua kinh nghiệm thực tế của mình như thế này: hiện tại khi làm một ví dụ code mới để viết bài cho blog chẳng hạn, hoặc khởi tạo một dự án NodeJS mới thì dĩ nhiên là mình sẽ dùng phiên bản mới nhất của NodeJS, nhưng có những dự án ở công ty mà đang sử dụng phiên bản NodeJS cũ, nếu máy mình chạy phiên bản mới hơn thì thường sẽ phát sinh lỗi, chính vì vậy mà mình thường xuyên phải Switch chuyển đổi qua lại giữa các phiên bản NodeJS để dev code ở local. Và đó cũng là lý do mình viết lại bài ngày hôm nay.
Không dài dòng nữa, đi thẳng vào vấn đề chính, thật ra có khá nhiều cách để quản lý các phiên bản NodeJS, nhưng cách mà hiện tại mình đang dùng và muốn giới thiệu tới các bạn đó là sử dụng gói Node Version Manager – NVM, repo và tài liệu về cách cài đặt NVM mình sẽ để ở đây:
Đối với MacOS và Linux: https://github.com/nvm-sh/nvm#installing-and-updating
Đối với Window: https://github.com/coreybutler/nvm-windows
Về cách cài đặt NVM thì khá là dễ dàng, ở 2 repo trên đều có viết rất rõ, thậm chí đối với Window cũng có luôn bản installer chỉ việc tải về rồi cài đặt, nên mình sẽ không viết lại tránh dài dòng nhé, bạn nào thấy khó khăn hoặc gặp lỗi trong quá trình cài thì có thể để lại comment dưới bài viết này mình sẽ kiểm tra nhé.
Bây giờ mình hướng dẫn qua một số thao tác cơ bản đối với NVM:
- Để tải về và cài đặt một phiên bản cụ thể của NodeJS, ví dụ:
nvm install 10.7.0
,nvm install 14.8.0
…vv - Khi trong máy của bạn đã cài nhiều hơn một phiên bản và muốn kiểm tra thì dùng:
nvm ls
- Để chuyển đổi qua lại (upgrade/downgrade) giữa các phiên bản mà các bạn đã tải về trong máy, ví dụ:
nvm use 10.7.0
,nvm use 14.8.0
…vv - Ngoài ra nếu cần list ra danh sách các phiên bản nodejs có sẵn của nvm, các bạn có thể dùng:
nvm ls-remote
Chỉ cần vài thao tác cơ bản như trên là đủ để các bạn làm việc rồi, hiện tại mình cũng chỉ dùng đến như vậy chưa thấy phát sinh thêm gì, nếu cần tìm hiểu thêm thì các bạn cứ vào 2 cái repo Github ở trên xem thêm nhé.
(Ngoài lề quen thuộc: Cảnh báo này dành cho mấy bạn admin của mấy trang TopDev, TechBlog… chuyên đi copy rồi xào bài, hoặc bất kể trang nào khác mà đã đi copy bài không phải của các bạn thì hãy tôn trọng người viết bài chân chính, tuyệt đối không được xào nấu, chỉnh sửa linh tinh bài viết của mình, cấm xóa những liên kết (link) trong bài của mình cũng như tự ý xóa các câu thoại của mình trong toàn bộ bài viết rồi post lại lên trang của các bạn như kiểu đây là bài của các bạn vậy, mình sẽ thường xuyên dùng tool để check, và nếu phát hiện ra thì cứ đơn giản là chắc chắn sẽ ăn report DMCA nhé.)
Bài hôm nay xong rồi đó, nhanh không =)))
Chúc các bạn một ngày tốt lành ^^
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết.
Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.
Best Regards – Trung Quân – Green Cat
Tham khảo kiến thức:
https://github.com/coreybutler/nvm-windows
“Thanks for awesome knowledges.”