Xin chào tất cả các bạn, mình là Trung Quân hay còn được biết tới với tên thương hiệu cá nhân là “TrungQuanDev“.
Sau khá nhiều câu hỏi của các bạn gửi tới cho mình, thì hôm nay mình quyết định sẽ phải viết một bài viết thật chi tiết về Lộ trình học lập trình Web từ đầu (từ con số 0) dựa trên kinh nghiệm của mình, đồng thời mình sẽ tự xây dựng giáo trình các bài giảng thực tế cũng như làm thành các bộ video lập trình nền tảng trên YouTube Miễn Phí tới các bạn, đặc biệt dành cho những bạn nào mới lần đầu tìm hiểu tới con đường lập trình Web, giúp các bạn có một cái nhìn bao quát, tiết kiệm thời gian và công sức trong giai đoạn đầu của hành trình sự nghiệp nhé.
“Đây cũng là bài viết chính thức do mình viết ra để hệ thống lại các khóa học nền tảng dưới dạng video mà mình đăng trên kênh YouTube: TrungQuanDev – Một Lập Trình Viên để các bạn tiện theo dõi một cách chính xác nhất từ đầu tới cuối nhé.“
Lưu ý nhỏ: Vì mình bắt đầu kênh với nhiều khóa học nâng cao trước vì vậy những bộ cơ bản vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện, các bạn cứ từ từ học dần những gì đang có nha, mình có cập nhật Status – trạng thái của từng học phần trên từng đầu mục nhé.
Cảm ơn các bạn đã ủng hộ mình ^^
Những nội dung có trong bài:
- HTML CSS Master A-Z (Inprogress…)
- JavaScript Master A-Z (Inprogress…)
- TypeScript Master A-Z (Coming soon…)
- Thành thạo Git – GitHub (Completed)
- Nội dung quan trọng: Hiểu được các khái niệm Front-end, Back-end và Full-Stack là gì cũng như lựa chọn rẽ hướng sự nghiệp (Completed)
- TailwindCSS thực chiến dự án Coffee Styles (Completed)
- TailwindCSS + Daisy UI (Coming soon…)
- ReactJS + TypeScript Master (Coming soon…)
- NextJS + TypeScript Master (Coming soon…)
- NodeJS + TypeScript Master (Coming soon…)
- NestJS + TypeScript Master (Coming soon…)
- [FULL STACK] MERN PRO • Học lập trình Front-end + Back-end | Làm dự án thực tế Trello kéo thả | ReactJS, NodeJS, MongoDB (Completed)
- Học phần 1: Thực chiến Front-end ReactJS + Material UI | Trello kéo thả (Completed)
- Học phần 2: Thực chiến Back-end NodeJS + MongoDB | RESTful API (Completed)
- Học phần 3: Tích hợp Front-end và Back-end | ReactJS + NodeJS MongoDB (Completed)
- Học phần 4: Tổng hợp kiến thức về Deploy dự án lên môi trường Production (Completed)
- [FULL STACK] MERN ADVANCED • Lớp học lập trình nâng cao thực tế để đi làm | Project Trello với nhiều tính năng chuyên sâu | ReactJS, NodeJS, ExpressJS, MongoDB (Completed)
- Tất tần tật về xử lý Authentication với JWT, cơ chế Refresh token tự động chuẩn thực tế khi token hết hạn, sử dụng Axios Interceptors (Completed)
- Auth0 React Node: Xây dựng hệ thống xác thực một lần: SSO (Single Sign-on) tương tự Google (Completed)
- Xây dựng ứng dụng xác thực, bảo mật 2 lớp: Two-Factor Authentication (2FA) (Completed)
1. HTML CSS Master A-Z (Inprogress…)
• HTML – viết tắt của Hyper Text Markup Language, là một ngôn ngữ đánh dấu tiêu chuẩn cho việc tạo ra các trang web và chúng ta sử dụng HTML để tạo ra cấu trúc của một trang Web.
• CSS – viết tắt của cụm từ Cascading Style Sheets, hiểu đơn giản là một dạng ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng để tạo kiểu trên trang Web. Hoặc nói một cách dễ hiểu hơn nữa là làm đẹp cho trang web nhé.
Để giúp các bạn hình dung thú vị hơn nữa về HTML và CSS thì mình có chiếc ảnh ví dụ thực tế như sau nhé:
– Chắc không cần nói nhiều thêm nữa đâu nhỉ? ^^
– Dưới đây là link Playlist khóa học: HTML CSS Master A-Z miễn phí trên kênh YouTube chính thức của mình nhé:
– YouTube Playlist: HTML CSS Master A-Z | Tất cả mọi thứ về HTML CSS bạn cần đều có ở đây | TrungQuanDev
2. JavaScript Master A-Z (Inprogress…)
JavaScript là một ngôn ngữ lập trình phổ biến được sử dụng chủ yếu trong phát triển web. JavaScript thường được sử dụng kết hợp với HTML và CSS để tạo nên các trang web hiện đại và có tính tương tác cao với người dùng.
Một số đặc điểm chính và nổi bật của JavaScript:
- Tính tương tác cao: JavaScript cho phép bạn thêm các yếu tố tương tác như nút bấm, form, và các hiệu ứng động vào trang web.
- Đa nền tảng: JavaScript chạy trên hầu hết các trình duyệt web hiện đại và không phụ thuộc vào nền tảng hệ điều hành.
- Thư viện và Framework: Có nhiều thư viện và framework mạnh mẽ dựa trên JavaScript như React, Angular, và Vue.js, giúp tăng tốc quá trình phát triển ứng dụng web.
- Non-blocking I/O: JavaScript có cơ chế xử lý sự kiện bất đồng bộ (asynchronous), giúp tối ưu hóa hiệu suất của các ứng dụng web.
- Sử dụng trên cả phía server: Từ khi Node.js xuất hiện, JavaScript có thể sử dụng để lập trình phía server Back-end chứ không chỉ đơn thuần client Front-end nữa. (Khái niệm về Front-end và Back-end có ở phía dưới nhé)
– Dưới đây là link Playlist khóa học JavaScript Master A-Z miễn phí trên kênh YouTube chính thức của mình nhé:
– YouTube Playlist: JavaScript Master AZ | Mọi thứ về ngôn ngữ lập trình JavaScript từ cơ bản đến nâng cao dành cho bạn | TrungQuanDev
3. TypeScript Master A-Z (Coming soon…)
Đón chờ học phần này của mình nhé, mình sẽ cố gắng làm sớm. Bạn cũng có thể thử sức trước với các bộ thực chiến nâng cao phía dưới nhé ^^
4. Thành thạo Git – GitHub (Completed)
Một số khái niệm về Git:
- Git là một hệ thống quản lý phiên bản phân tán (distributed version control system)
- Git cho phép nhiều người làm việc trên cùng một dự án một cách đồng thời, lưu trữ lịch sử thay đổi của mã nguồn, và cho phép quay lại các phiên bản trước đó nếu cần.
- Git hoạt động dựa trên các “repository” (kho lưu trữ), nơi mã nguồn và lịch sử thay đổi được lưu trữ.
Về GitHub:
- GitHub là một dịch vụ lưu trữ repository Git trực tuyến, hiện tại thuộc sở hữu của Microsoft.
- GitHub cung cấp giao diện web để quản lý repository, xem lịch sử thay đổi, theo dõi lỗi, và hợp tác với người khác thông qua các tính năng như Pull Requests.
- Ngoài GitHub, còn có nhiều dịch vụ tương tự khác như GitLab, Bitbucket, v.v.
- Một số tính năng nổi bật của GitHub:
- Repositories: Nơi lưu trữ mã nguồn và lịch sử thay đổi.
- Pull Requests: Cho phép người dùng đề xuất các thay đổi, thảo luận và xem xét trước khi hợp nhất vào mã nguồn chính.
- Issues: Theo dõi lỗi và nhiệm vụ.
- Actions: Cho phép tự động hóa quy trình phát triển phần mềm như kiểm tra mã nguồn, triển khai, v.v.
- Wikis: Tạo tài liệu cho dự án.
- …vv
Để các bạn dễ phân biệt thì: Git là công cụ quản lý phiên bản mã nguồn, còn GitHub là nền tảng dựa trên web để lưu trữ và quản lý các repository Git, hỗ trợ teamwork và các tính năng nâng cao.
– Dưới đây là link Playlist khóa học: Thành thạo Git – GitHub miễn phí trên kênh YouTube chính thức của mình nhé:
– YouTube Playlist: Thành thạo Git – GitHub | TrungQuanDev
5. Nội dung quan trọng: Hiểu được các khái niệm Front-end, Back-end và Full-Stack là gì cũng như lựa chọn rẽ hướng sự nghiệp (Completed)
Từ kinh nghiệm của mình, 4 học phần nội dung phía trước là những kiến thức bắt buộc mà các bạn cần phải nắm được nếu muốn theo con đường lập trình Web, và trước khi nghiên cứu tới các học phần tiếp theo, thì mình sẽ dành chút thời gian để giúp các bạn nắm được 3 khái niệm quan trọng là Front-end, Back-end và Full-Stack cũng như để các bạn tự lựa chọn và rẽ sang một hướng đi cụ thể mà các bạn muốn nhé.
• Front-end: Về mặt khái niệm nó là “Lập trình giao diện Website phía Client (máy khách)”, tức là phát triển về mặt giao diện đồ hoạ của trang Web thông qua các ngôn ngữ HTML – CSS – JavaScript để người dùng có thể xem và tương tác với trang Web. Về sau để chuyên sâu tay nghề và có thể đi làm được thì bạn sẽ cần học một hoặc một vài Library / Framework để xây dựng ứng dụng web phía client nhanh hơn, dễ bảo trì hơn như: ReactJS, VueJS hoặc AngularJS…vv
• Back-end: Khái niệm của nó là “Lập trình phía Server (máy chủ)”, tức là thao tác, xử lý logic, lưu trữ / trích xuất dữ liệu từ Database (Cơ Sở Dữ Liệu), hiểu cấu trúc dữ liệu và giải thuật tốt để tạo ra các ứng dụng, các Service giao tiếp được với Database từ đó đưa được dữ liệu về cho phía Client sử dụng. Về ngôn ngữ lập trình để làm Back-end thì rất đa dạng như: JavaScript (Node.js), Java Core, PHP, Ruby, Golang…vv
Bây giờ bạn hãy tưởng tượng một ví dụ đơn giản chút, giống như trên sân khấu, Front-end là những người biểu diễn các tiết mục ra cho khán giả xem thì ngược lại Back-end là những người làm tất cả hậu cần phía sau sân khấu giúp cho buổi biểu diễn được thành công, cả 2 công việc này đều quan trọng như nhau cả.
• Full-stack: Dễ hiểu nhất thì Full-stack chính là sự kết hợp giữa 2 thứ Front-end và Back-end ở trên, nghĩa là bạn sẽ phải có kiến thức đủ tốt ở cả 2 mảng Front-end cũng như Back-end để có thể làm việc được ở cả phía Client cũng như phía Server.
Dĩ nhiên còn nhiều hướng đi khác nữa mà các bạn có thể đã từng nghe tới như là DevOps, System Engineer, Cloud, Blockchain, AI, Machine Learning…vv nhưng trong phạm vi lập trình Web mà mình hướng tới ở đây, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào 3 hướng Front-end, Back-end và Full-stack thôi nhé.
• Tới đây mình tin các bạn đã tự đặt ra câu hỏi cho bản thân là:
Nên theo hướng đi nào bây giờ phải không?
• Về câu trả lời thì chắc chắn phụ thuộc vào chính bạn rồi, tuy nhiên mình cũng sẽ đưa ra một số recommend dựa trên kinh nghiệm bản thân để các bạn tham khảo nhé:
- Nếu bạn nào thích cảm giác vẽ vời trên trang Web, kiểu thích nhìn màu sắc, thích ngắm các mẫu Design – Thiết kế thì mình nghĩ Front-end là sự lựa chọn hợp lý.
Lưu ý: Không cần yêu cầu bạn phải có mắt thẩm mỹ cao thì mới làm được Front-end đâu nhé, mình thấy nhiều bạn hay sợ vấn đề này. Thực ra chỉ cần mắt thẩm mỹ của bạn không quá xấu là được :D, còn khi đi làm thực tế sẽ có một đội Design riêng cho dự án, chúng ta chỉ cần tập trung vào code dựa trên bản thiết kế của đội Design thôi là được rồi nhé. - Còn nếu bạn thích làm việc nhiều hơn với dữ liệu như thiết kế cấu trúc dữ liệu, luyện tập tư duy xử lý với các nghiệp vụ – Bussiness Logic của dự án, thao tác dữ liệu với Database…vv mà không cần quan tâm tới việc tạo nên giao diện Web thì Back-end có thể sẽ là lựa chọn hợp lý đối với bạn.
- Và còn lại, nếu bạn cảm thấy một hướng đi là chưa đủ, muốn try hard bản thân, trau dồi mọi kiến thức ở cả 2 mảng Front-end lẫn Back-end thì Full-stack chắc chắn sẽ là lựa chọn mà bạn nên cân nhắc nhé.
- Về thu nhập: ở cùng một vị trí Developer với số năm kinh nghiệm tương đương nhau thì Full-stack thường là cao nhất, sau đó là tới Back-end rồi đến Front-end, tuy nhiên điều này chỉ là tương đối và con số chênh lệch này nó còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác bên lề mà sau này các bạn đi làm sẽ hiểu, ví dụ như công ty có tốt không, vốn đầu tư của công ty đó có mạnh không hoặc họ có cần người cho một vị trí cụ thể gấp không…vv nhiều lắm nhé. Nên là đối với khía cạnh thu nhập này, hãy cứ thoải mái không cần phải lo nghĩ nhiều nhé.
(“Bật mí nhỏ bên lề là mình đã từng làm Back-end và làm Full-stack rồi, cho tới ở công ty hiện tại tuy mình làm công việc chính là Front-end nhưng thu nhập vẫn rất là cao nhé, thậm chí còn cao hơn cả thu nhập của Back-end ở một số công ty khác nữa.”)
• Sau cùng, một lời khuyên cuối từ kinh nghiệm của mình: Đặc biệt dành cho các bạn mới đang trong quá trình học thì theo mình bạn hãy nên học cả Front-end và Back-end ở một mức độ tốt, rồi sau đó bạn có thể tự lựa chọn phát triển tiếp với vị trí Full-stack, hoặc đi riêng từng hướng chuyên sâu Back-end hay Front-end, bởi vì theo góc nhìn của mình:
- Khi bạn đã có kiến thức đầy đủ từ A-Z trong việc tạo một ứng dụng web từ đầu tới cuối, từ phía giao diện Front-end cho tới xử lý phía Back-end thao tác với Database thì mình tin chắc rằng tư duy cũng như Level – trình độ của bạn sẽ cực kỳ tốt và chắc chắn bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn trong tương lai bất kể bạn có rẽ sang hướng nào đi chăng nữa.
- Ví dụ đơn giản khi đi làm dự án, giả sử bạn là Front-end Developer, nhưng bạn hiểu và có kiến thức tốt phía Back-end thì việc thảo luận, giao tiếp trong công việc của bạn với team Back-end hay là giao tiếp với khách hàng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, chắc chắn bạn sẽ được mọi người đánh giá cao. Ngược lại cũng giống vậy, nếu bạn là Back-end Developer nhưng vẫn làm được cả Front-end thì bạn cũng là một nhân tố rất sáng trong công ty nhé, tin mình đi ^^
• Và cũng chính vì lời khuyên cuối cùng ở trên mà các phần tiếp theo mình quyết định sẽ dạy các bạn cả Front-end lẫn Back-end luôn để đảm bảo rằng bạn sẽ có một hành trang nền tảng cực kỳ vững chắc ở cả 2 phía, làm bàn đạp thật tốt cho sự nghiệp làm Lập Trình Viên trong tương lai của các bạn nhé.
6. TailwindCSS thực chiến dự án Coffee Styles (Completed)
Một số đặc điểm chính của Tailwind CSS:
- Utility-First: Tailwind cung cấp một loạt các class nhỏ và độc lập, giúp bạn có thể kết hợp chúng để tạo ra các giao diện phức tạp mà không cần phải viết riêng CSS tùy chỉnh.
- Dễ dàng tùy chỉnh Tailwind để phù hợp với dự án thông qua file cấu hình (tailwind.config.js)
- Vì việc styles là thông qua các class cho nên trong quá trình dev chúng ta không cần phải qua lại giữa các file html hay css riêng nữa.
- Responsive dễ dàng, tạo ra các giao diện tương thích trên nhiều kích thước màn hình khác nhau.
- Tailwind cũng có một cộng đồng lớn người dùng và tài liệu phong phú, nên chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm sự trợ giúp và học hỏi.
Dưới đây là Playlist khoá: Tailwind CSS thực chiến dự án Coffee Styles mà mình đã hoàn thiện dành cho các bạn nhé.
7. TailwindCSS + Daisy UI (Coming soon…)
8. ReactJS + TypeScript Master (Coming soon…)
9. NextJS + TypeScript Master (Coming soon…)
10. NodeJS + TypeScript Master (Coming soon…)
11. NestJS + TypeScript Master (Coming soon…)
Đón chờ những học phần trên của mình nhé, mình sẽ cố gắng làm sớm thôi. Bạn cũng có thể thử sức trước với các bộ thực chiến nâng cao phía dưới nhé ^^
12. [FULL STACK] MERN PRO • Học lập trình Front-end + Back-end | Làm dự án thực tế Trello kéo thả | ReactJS, NodeJS, MongoDB (Completed)
MERN Stack là một kiểu hướng đi của Full-Stack, các bạn chỉ cần hiểu đơn giản cụm từ MERN nó là các chữ cái đầu đại diện cho các công nghệ bao quát hết từ Front-end cho tới Back-end lần lượt như sau: MongoDB – ExpressJS – ReactJS – Node.js
Khóa Full Stack MERN Pro Miễn Phí này mình chia ra làm 4 học phần nhỏ bên trong, lần lượt là:
- Học phần 1: Thực chiến Front-end ReactJS + Material UI | Trello kéo thả (Completed)
- Học phần 2: Thực chiến Back-end NodeJS + MongoDB | RESTful API (Completed)
- Học phần 3: Tích hợp Front-end và Back-end | ReactJS + NodeJS MongoDB (Completed)
- Học phần 4: Tổng hợp kiến thức về Deploy dự án lên môi trường Production (Completed)
Đã có rất nhiều bạn học bộ Full Stack MERN Pro này của mình và để lại comment, feedback công khai trên kênh rồi nhé. Mình tự tin đảm bảo khóa Full Stack MERN Pro mà mình làm Miễn Phí này “ăn đứt” đầy khóa cơ bản linh tinh lại còn trả phí của các thanh niên chuyên bán khóa học lùa gà vớ vẩn khác tràn lan trên mạng nhé.
– YouTube Playlist Full cả khóa: [FULL STACK] MERN PRO • Học lập trình Front-end + Back-end | Làm dự án thực tế Trello kéo thả | ReactJS, NodeJS, MongoDB
– Trang Landing Page riêng của toàn bộ khóa (Pro + Advanced): Khóa học lập trình Full-Stack Miễn Phí 100% dự án thực tế, chất lượng, nói không với mấy trò lùa gà vớ vẩn rẻ tiền như mấy đứa chuyên bán khóa học.
13. [FULL STACK] MERN ADVANCED • Lớp học lập trình nâng cao thực tế để đi làm | Project Trello với nhiều tính năng chuyên sâu | ReactJS, NodeJS, ExpressJS, MongoDB (Completed)
Sau khi các bạn đã học xong khóa Full Stack MERN Pro Miễn Phí của mình ở trên thì mình tin chắc các bạn đã hiểu sự chất lượng và thực tế trong cách mình giảng dạy rồi. Tiếp theo bạn có thể cân nhắc học khóa Full Stack MERN Advanced này của mình hoặc không (tùy ở bạn) vì khóa này mình sẽ để ở khu vực hội viên trên kênh cũng như dành tặng cho bạn nào thật sự hiểu được giá trị của bộ này. Ngày trước mình mở lớp dạy trực tiếp, nhưng vì bận quá nên mình quyết định đưa toàn bộ lên kênh.
Vài thông tin chính của khóa này:.
- Vì khóa Advanced này là sẽ base lên từ khóa Pro, vậy nên ngoài những công nghệ ở khóa Pro thì có thêm rất rất nhiều thứ nâng cao hơn nữa như trong dự án thực tế: Redux (Toolkit), React Router DOM, React Hook Form, Axios Interceptors, JWT (jsonwebtoken), Access Token, Refresh Token, Bcryptjs, Cloudinary, Socket.io,…vv
- Một vài lời nói vẫn cứ là không thể mô tả đầy đủ hết giá trị của dự án nâng cao này được, vậy nên các bạn tham khảo video đầu tiên ở playlist bên dưới nhé:
– Link YouTube PLaylist: [FULL STACK] MERN ADVANCED • Lớp học lập trình nâng cao thực tế để đi làm | Project Trello với nhiều tính năng chuyên sâu | ReactJS, NodeJS, ExpressJS, MongoDB
– Trang Landing Page riêng của toàn bộ khóa (Pro + Advanced): Khóa học lập trình Full-Stack Miễn Phí 100% dự án thực tế, chất lượng, nói không với mấy trò lùa gà vớ vẩn rẻ tiền như mấy đứa chuyên bán khóa học.
14. Tất tần tật về xử lý Authentication với JWT, cơ chế Refresh token tự động chuẩn thực tế khi token hết hạn, sử dụng Axios Interceptors (Completed)
Mình tin là nhiều bạn đã từng nghe tới JWT – JSON Web Token rồi đúng không? Còn nếu chưa biết tới nó thì cũng không sao cả, trong bộ video mà mình chia sẻ trên kênh này sẽ mang tới cho các bạn toàn diện kiến thức về JWT nhé.
“JSON Web Token (JWT) là một tiêu chuẩn mở (RFC 7519) định dạng token để truyền tải thông tin giữa các bên dưới dạng một đối tượng JSON. Thông tin trong JWT có thể được xác thực và tin cậy thông qua chữ ký số. JWT thường được sử dụng để xác thực và ủy quyền cho các ứng dụng web hiện đại ngày nay.”
– Link YouTube PLaylist: Tất tần tật về xử lý Authentication với JWT, cơ chế Refresh token tự động chuẩn thực tế khi token hết hạn, sử dụng Axios Interceptors | TrungQuanDev
15. Auth0 React Node: Xây dựng hệ thống xác thực một lần: SSO (Single Sign-on) tương tự Google (Completed)
Xác thực một lần SSO – Single Sign-On là giải pháp xác thực cho phép người dùng đăng nhập vào nhiều ứng dụng và trang web nhờ khả năng xác thực người dùng một lần. Trong bối cảnh người dùng ngày nay thường xuyên truy cập trực tiếp vào ứng dụng từ trình duyệt của họ, các tổ chức đang ưu tiên áp dụng những chiến lược quản lý quyền truy cập có thể cải thiện cả khả năng bảo mật và trải nghiệm người dùng. SSO mang đến cả hai khía cạnh kể trên, do đó người dùng có thể truy cập vào tất cả tài nguyên có mật khẩu bảo vệ mà không cần đăng nhập lại sau khi đã xác minh danh tính.
Trong bộ video dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn xây dựng một hệ thống Đăng nhập / Đăng xuất một lần – Single Sign-On / Single Sign-Out tương tự Google, sử dụng ReactJS, NodeJS, Auth0…vv Các bạn xem video giới thiệu đầy đủ phía dưới là sẽ rõ ngay nhé.
– Link YouTube PLaylist: Auth0 React Node: Xây dựng hệ thống xác thực một lần: SSO (Single Sign-on) tương tự Google | TrungQuanDev
16. Xây dựng ứng dụng xác thực, bảo mật 2 lớp: Two-Factor Authentication (2FA) (Completed)
Xác thực bảo mật 2 lớp (2FA – Two-Factor Authentication) là một cơ chế bảo mật giúp tăng cường bảo vệ tài khoản người dùng bằng cách yêu cầu hai yếu tố xác thực khác nhau khi đăng nhập. Thay vì chỉ dựa vào mật khẩu, 2FA yêu cầu một yếu tố bổ sung mà người dùng phải cung cấp. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro khi mật khẩu bị lộ.
Và ở series này, mình sẽ hướng các bạn đầy đủ chi tiết từ A-Z cách triển khai một hệ thống xác thực bảo mật 2 lớp 2FA với NodeJS (Back-end) và ReactJS (Front-end) nhé.
– Link YouTube PLaylist: Xây dựng ứng dụng xác thực, bảo mật 2 lớp: Two-Factor Authentication (2FA) | TrungQuanDev
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.
Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.
Wishing you a wonderful day!
• Trungquandev – Một Lập Trình Viên
“ From author: trungquandev ”