Xin chào tất cả các bạn, mình là Quân. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt và sử dụng Open Server, cũng như tạo Tên Miền ảo (Virtual domain) ngay tại máy local của bạn thay vì Localhost:80xxxx/xoẹt xoẹt nữa.
Những nội dung có trong bài này:
- Tản mạn về Open Serrver và những lợi ích của nó
- Cài đặt
- Tạo domain ảo
1 – Open Server là gì và tại sao mình lại viết bài giới thiệu về nó?
Tản mạn chút về thằng Open Server này, tại sao mình lại giới thiệu về nó chứ không phải Xamp, Wamp hay Ampps… Mình đã cài vả sử dụng tất cả mấy phần mềm trên rồi và giờ dừng lại ở Open Server. Đơn giản thôi, vì dùng nó thật sự ‘Quá Tuyệt’.
Open Server là phần mềm tạo web server được phát triển từ nước Nga, nó cung cấp rất nhiều nền tảng để bạn kiểm tra và phát triển sản phẩm của mình sao cho tốt nhất có thể trên mọi môi trường. Đặc biệt mình khá thích dùng nó khi làm việc với Laravel, vì Open Server nó đã tích hợp sẵn các biến môi trường bên trong ConEmu – command line, bạn cũng không cần phải cài đặt thêm Composer nữa.
“Các bạn có thể xem bài này Cài đặt Laravel dễ dàng trên Open Server“
Hơn nữa, Open Server nó hỗ trợ rất nhiều phiên bản PHP, Database… hỗ trợ FTP, quản trị DB, Email…Bạn muốn dùng cái gì thì chỉ cần Config là xong, giao diện Config của nó khá là đẹp và dễ sử dụng
Một điểm tiện ích khá tuyệt nữa: Open Server là phần mềm Portable, bạn có thể chạy nó tại bất cứ đâu mà không lo về những vấn đề đã config, những dự án đang code, hoặc khi phải cài lại Win cũng không phải mất công cài đặt rồi Config lại đủ thứ nữa.
À có một điểm trừ nhỏ là dung lượng của thằng này chiếm khá nhiều, rơi vào khoảng 7-10 GB cho bản đẩy đủ, nhưng mà “tiền nào của nấy” ấy mà. Với lại nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến hiệu năng sử dụng cả, 7-10 GB ổ cứng ở thời điểm hiện tại cũng không phải vấn đề lớn gì.
2 – Cài đặt Open Server
Tản mạn vậy đủ rồi, các bạn cứ thử cài đi rồi về trải nghiệm sẽ thấy thích ngay, giờ mình đến luôn phần cài đặt.
Đầu tiên các bạn vào trang chủ của nó để tải về: https://ospanel.io/download/
Vì là phát triển bởi Nga nên trang chủ của nó hoàn toàn bằng tiếng Nga, nhưng đừng lo, đã có Google Dịch thần thánh =))
Sẽ có 3 phiên bản để bạn lựa chọn như sau:
- Basic: bản này là bản cài cơ bản, thiếu đủ thứ như MonggoDB, ImageMagick, Git …vv.. nhưng bù lại nó nhẹ và tiện khi cần sử dụng linh hoạt bằng USB.
- Premium: bản này chỉ thua bản Ultimate ở tập các chương trình tiện ích, còn lại dùng thoải mái.
- Ultimate: bản đầy đủ nhất, nó có một đống các tiện ích đi kèm như Chrome, Opera, Firefox, IE, Graphics ….nhiều lắm, phải đến hơn 30 tiện ích như hình dưới đây
Theo mình thì các bạn cứ tải bản Ultimate về dùng, có thể ban đầu dùng không hết chức năng của nó nhưng cứ khám phá dần thôi, dùng càng lâu sẽ càng thích.
Sau khi tải về rồi bạn giải nén file đó ra, sẽ được một file cài đặt .exe
Các bạn kích đúp vào nó rồi chọn nơi lưu trữ cho Thư Mục cài đặt, tốt nhất là bạn nên chọn lưu nó vào ổ Lưu Trữ của bạn chứ đừng lưu vào ổ đĩa cài win, vì khi win lỗi mà cần cài lại win sẽ không an toàn cho dữ liệu trong này. Đây là phần mềm Portable nên bạn để đâu cũng được, không phải lo lắng.
Ví dụ như của mình là L:\Webprogramming
Đợi một lát, sau khi xong bạn sẽ được một thư mục OpenServer, kích chuột phải vào bản x64 nếu máy bạn 64bit, x86 nếu 32bit, sau đó chọn Run as administrator, lưu ý là từ nay về sau khi mở Open Server thì các bạn nhớ luôn chạy với quyền admin nhé.
Lần chạy đầu tiên sẽ yêu cầu chọn ngôn ngữ, các bạn chọn English cho dễ hiểu:
Sau đó nó sẽ yêu cầu bạn cài đặt C++ Runtime & Patches, bạn cứ đồng ý, vì nó cần để chạy các ứng dụng bên trong nó thôi. Chờ nó chạy xong rồi thì bạn phải Restart lại máy, nó sẽ yêu cầu thế để hoàn tất việc cài đặt.
Khởi động lại máy xong bạn lại mở lại thằng x64 hoặc x86 bằng quyền admin, chờ một lát, dưới thanh Taskbar sẽ có một icon hình lá cờ màu đỏ. Các bạn click phải vào và chọn Run Open Server, đợi lá cờ nó chuyển sang màu xanh lá cây là ok, hoàn thành bước cài đặt.
Các bạn cũng lưu ý luôn cho mình phần Settings và Domain folder. Lát nữa sang phần tạo domain ảo sẽ sử dụng.
3 – Tạo Domain ảo
Sau khi đã xong phần cài đặt ở phần 2, thì phần này đơn giản thôi, đầu tiên mình cấu hình Modules cho nó, các bạn vào Settings > Modules và cấu hình như mình làm trong hình rồi nhấn Save lại.
Tiếp theo qua tab Domains, bạn kích vào button 3 chấm như trong hình:
Sau đó tạo một thư mục mới trong thư mục Domains, thư mục này chính là tên domain mà bạn muốn, ví dụ mình tạo domain trungquan.com rồi nhấn OK.
Tiếp tục nhấn nút Add và Save lại, nó sẽ hiện yêu cầu khởi động lại Open Server, bạn cứ nhấn ok rồi chờ 1 lát là được.
Vậy là xong rồi đấy, bây giờ ví dụ bạn tạo 1 file index.html trong thư mục trungquan.com như mình vừa tạo, code gì đó vào nó, rồi ra trình duyệt gõ thử trungquan.com. Mọi thứ đã dễ dàng rồi =))
Lưu ý nếu trường hợp bạn nào ra trình duyệt gõ mà không hiển thị được thì chỉ cần làm như sau:
Chuột phải vào hình lá cờ > My sites > your domain
Cuối cùng là cái đường dẫn đến phpMyAdmin : http://127.0.0.1/openserver/phpmyadmin/
Config của nó vẫn như những phần mềm khác:
- port 3306
- user: root
- pass: để trống
Done.
Nếu có gì thắc mắc hoặc cần hỏi, bạn có thể comment dưới Bài Viết này hoặc Liên Hệ với mình, mình sẽ trả lời bạn sớm nhất. Cảm ơn các bạn và hẹn gặp lại các bạn ở những bài hướng dẫn tiếp theo.