Xin chào tất cả các bạn, mình là Quân, hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt NVM – Node Version Manager để quản lý các phiên bản Node cũng như GIT (dùng phổ biến cho GitHub) trên hệ điều hành là MacOS sử dụng con chip mới của Apple là M1 Silicon nhé.
“Bài này nằm trong loạt bài “Tổng hợp kiến thức hữu ích cho lập trình viên” (đang cập nhật) trên trang blog chính thức trungquandev.com“
Những nội dung có trong bài:
- Xóa cái Computer name (khá khó chịu) trên Terminal của Mac
- Cài đặt Git thông qua Homebrew
- Lần lượt các bước cài đặt NVM trên MacOS M1 Silicon
1. Xóa cái Computer name (khá khó chịu) trên Terminal của Mac
Đầu tiên trước khi cài NVM, mình cũng muốn note luôn cách để ẩn cái Computer Name khi các bạn mở Terminal của Mac, Computer Name nó sẽ trông như thế này:
Như hình trên các bạn có thể thấy cái Computer của mình, nó là con Mac Mini sử dụng chip M1 mà mình mua để thay cho bộ PC cồng kềnh cũ, cái tên khá dài đúng không? Không chắc là tất cả đều thấy khó chịu, tuy nhiên với mình thì mình không thể để nó dài như vậy được.
Và cách giải quyết là các bạn tạo cho mình file .zshrc ở thư mục home của con Mac, bạn nào có sẵn file này rồi thì không cần tạo, còn mặc định máy Mac mới là nó sẽ chưa có, cần phải tạo nhé, tạo xong thì dùng nano để sửa file này:
touch ~/.zshrc nano touch ~/.zshrc
Sau khi mở file bằng lệnh nano ở trên thì các bạn thêm vào file đó cho mình dòng dưới đây:
PS1="%n$ "
Nhấn Ctrl + X và chọn Y (Yes) rồi Enter để lưu file lại.
Tiếp theo là các bạn tắt hẳn Terminal đi (Comand + Q) rồi mở lại, sẽ được kết quả gọn gàng như sau:
OK vậy là gọn cái terminal rồi, tuy nhiên LƯU Ý cách này có một nhược điểm là dù các bạn có cd đến bất kỳ folder nào thì nó cũng chỉ hiện mỗi cái username của các bạn trong terminal thôi, mà nhiều lúc trong Terminal mình vẫn muốn hiện full các đường dẫn, dĩ nhiên là sẽ có cách khác hay hơn, nó nằm trong phần 4 của bài viết tiếp theo này nha, mình khuyến khích các bạn xong bài này thì chuyển qua bài tiếp theo để cấu hình thêm vài thứ hay ho hơn nữa nhé. Link bài tiếp theo mình để sẵn luôn ở đây:
Cài đặt iTerm2, Oh My Zsh, Zsh-autosuggestions và Zsh-syntax-highlighting trên MacOS M1 Silicon
(Ngoài lề quen thuộc: Cảnh báo này dành cho bất kể trang nào khác mà có ý định copy bài không phải của các bạn thì hãy tôn trọng người viết bài chân chính, tuyệt đối không được xào nấu, chỉnh sửa linh tinh bài viết của mình cụ thể là không được xóa những liên kết (link) cũng như tự ý xóa các câu thoại của mình trong toàn bộ bài viết rồi post lại lên trang của các bạn như kiểu đây là bài của các bạn vậy, nếu tham khảo thì hãy để lại liên kết nguồn rõ ràng từ trang trungquandev, mình sẽ thường xuyên dùng tool để check, và nếu phát hiện ra thì cứ đơn giản là chắc chắn sẽ ăn report DMCA nhé.)
2. Cài đặt Git thông qua Homebrew
Cài Git qua Homebrew cũng khá đơn giản, đầu tiên các bạn phải cài Homebrew đã nhé, mở terminal lên và chạy lệnh sau nhé:
/bin/bash -c "$(curl -fsSL https://raw.githubusercontent.com/Homebrew/install/HEAD/install.sh)"
Cài xong thì các bạn thử brew -v mà thấy báo lỗi zsh: command not found: brew như hình dưới thì chạy cho mình 2 cái lệnh dưới đây nhé (lưu ý thay cái username trungquandev của mình thành tên username trên máy của bạn nhé) (lệnh này brew nó cũng có nhắc trong hình bên dưới đó)
echo 'eval "$(/opt/homebrew/bin/brew shellenv)"' >> /Users/trungquandev/.zprofile eval "$(/opt/homebrew/bin/brew shellenv)"
Xong Homebrew thì chuyển qua cài GIT bằng lệnh:
brew install git git --version
Tiếp theo các bạn cũng nên config global username với email của các bạn cho thằng git nhé, ví dụ của mình là trungquandev và trungquandev.official@gmail.com:
git config --global user.name "trungquandev" git config --global user.email "trungquandev.official@gmail.com" git config --list
Vậy là xong rồi đó, dễ mà, nhỉ? =))
3. Lần lượt các bước cài đặt NVM trên MacOS M1 Silicon
Đầu tiên các bạn cần phải cài đặt Rosetta 2 để có thể chạy được các ứng dụng không dành cho chip M1 mới của Apple, các bạn chạy lệnh sau trong Terminal nhé
softwareupdate --install-rosetta
Tiếp theo chạy cho mình lệnh cài đặt NVM thông qua curl, lệnh này có thể tìm thấy ở file Readme trên repo chính thức của gói NVM nhé, khuyến khích các bạn copy lệnh này từ repo đó, bởi vì trong lệnh nó có define phiên bản, sau này có thể phiên bản nó sẽ mới hơn mà mình chưa update ở đây, hiện tại mình cài là v0.39.1:
curl -o- https://raw.githubusercontent.com/nvm-sh/nvm/v0.39.1/install.sh | bash
Sau khi chạy xong thì các bạn mở lại cái file .zshrc sẽ thấy nó được tự động thêm vài dòng như sau:
Tiếp theo các bạn tắt hẳn Terminal lần nữa (Ctrl + Q) rồi mở lại là sẽ sử dụng được lệnh nvm nhé.
Một vài lệnh tiếp theo (hình bên dưới) sẽ đơn giản là cài và sử dụng các phiên bản Node nhé:
- Cài đặt một phiên bản cụ thể, ví dụ v10.17.0
nvm install v10.17.0
- Cài đặt một phiên bản LTS có sẵn ví dụ lts/gallium = v16.13.2
nvm install lts/gallium
- List các phiên bản hiện tại đã cài trong máy
nvm list hoặc nvm ls
- Chuyển qua lại giữa các phiên bản
nvm use 10.17.0 hoặc nvm use lts/gallium
- Set default cho một phiên bản
nvm alias default 10.17.0 nvm alias default lts/gallium
- Xóa một phiên bản node trong máy
nvm uninstall v10.17.0 nvm uninstall lts/gallium
Vậy là kết thúc bài hôm nay mình đã hướng dẫn xong cách cài NVM, GIT, Homebrew cũng như các phiên bản Node trên MacOS nhé, đặc biệt là với những dòng Mac bản chip Apple M1 Silicon.
– Mình khuyến khích các bạn chuyển luôn sang bài tiếp theo ở đây để thêm vài tiện ích cực kỳ hữu ích cho Terminal của chúng ta nha:
Cài đặt iTerm2, Oh My Zsh, Zsh-autosuggestions và Zsh-syntax-highlighting trên MacOS M1 Silicon
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết.
Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.
Best Regards – 💻 Trungquandev Official ❤
Tham khảo kiến thức:
https://github.com/nvm-sh/nvm#install–update-script
https://git-scm.com/download/mac
https://brew.sh/
“Thanks for awesome knowledges.”
“ From author: trungquandev ”